Nghệ nhân Hajime Asaoka, người Nhật Bản, đã thành công trong việc chế tạo chiếc đồng hồ Tourbillon đầu tiên của nước này. Với sự tận tụy và sự tài năng, ông đã sáng tạo ra một tác phẩm nghệ thuật chính xác và đẳng cấp quốc tế. Mang theo niềm đam mê và ý chí kiên định, Nghệ nhân Asaoka đã khẳng định vị trí của mình như một trong những người chế tạo đồng hồ hàng đầu trên thế giới.
Nghệ nhân Hajime Asaoka là một thành viên của hội chế tác đồng hồ độc lập AHCI. “Với AHCI, chỉ cần bạn có tài năng thì bạn sẽ được công nhận. Những thành viên của AHCI không nhất thiết phải được đào tạo một cách bài bản về đồng hồ, cũng không nhất thiết phải sinh sống và làm việc tại Châu Âu (hay cụ thể hơn là Thụy Sĩ).” Tổ chức AHCI – Hiệp hội những nhà chế tác đồng hồ độc lập đã khẳng định
Sinh năm 1965 tại tỉnh Kanagawa, Hajime Asaoka là một nghệ nhân đồng hồ nổi tiếng và có những thành công vang dội trong lĩnh vực. Ông tốt nghiệp đại học nghệ thuật Tokyo bậc đại học. Sau đó, vào năm 1992, Hajime Asaoka thành lập văn phòng thiết kế mang tên chính mình và bắt đầu sản xuất đồng hồ vào năm 2005. Ông công bố chiếc đồng hồ tourbillon đầu tiên của mình vào năm 2009. Ông cũng là một thành viên của hội chế tác đồng hồ độc lập AHCI.
Một chiếc đồng hồ tourbillon của nhà chế tác tài danh người Nhật Bản này sáng chế không thể không nhắc đến cái tên Hajime Asaoka T Tourbillon. Dự án sản xuất chiếc đồng hồ này là sự kết hợp giữa Hajime Asaoka và hai công ty khác là tập đoàn OSG chuyên sản xuất dụng cụ cắt chính xác và YUKI, một công ty lớn chuyên sản xuất các thiết bị gia công chính xác.
Hajime Asaoka là một nhà chế tác đồng hồ độc lập nên việc tìm kiếm những linh phụ kiện thích hợp là điều vô cùng khó khăn. Vì vậy, việc kết hợp với hai công ty trên đã tạo lên lợi thế vô cùng to lớn. Nghệ nhân người Nhật Bản đã tận dụng những công cụ và kỹ thuật mới cho phép tạo ra các bộ phận rất nhỏ và có độ chính xác cao theo những cách mà trước đây chưa từng có ai làm.
Các máy móc mới được sử dụng không chỉ cho phép cắt những bộ phận rất nhỏ, mà nó còn cho phép tạo ra những bộ phận rất tuyệt vời và cuối cùng được hoàn thiện bởi chính Hajime Asaoka. Kết quả cho những nỗ lực không ngừng nghỉ đó chính là sự ra đời của bộ máy Mechanbébillon.
Đó là sự kết hợp tuyệt vời giữa kiểu dáng công nghiệp hiện đại và đồng hồ truyền thống. Với 40 giờ trữ cót, tần số 18.000 bph, bộ máy bên trong nhìn tương đối cơ bản ở bản phác thảo trên giấy.
Tuy nhiên, điểm mấu chốt nằm ở những yếu tố nhỏ mà các bộ máy khác không có. Trước tiên, bộ máy này sử dụng nhiều vòng bi thay vì rubi như truyền thống. Bên ngoài mặt đồng hồ, anh chị em có thể nhìn thấy ngay một cái nằm ở vị trí bên phải cầu tourbillon và cũng có thể thấy ở một số trục khác trong kết cấu tourbillon.
Bản này được chia thành nhiều thành phần khác nhau, khiến cho việc sản xuất và bảo dưỡng dễ dàng hơn. Nói cách khác, bộ máy Hajime Asaoka Project T được thiết kế với chất lượng cao, nơi mà dịch vụ và bảo dưỡng là vấn đề rất quan trọng. Bánh xe cân bằng được thiết kế theo dạng free-sprung và theo như lời Asaoka, thì đây là những chiếc bánh xe cân bằng duy nhất có dạng này được tạo ra ở Nhật Bản – một chi tiết khá cần thiết cho một kết cấu tourbillon.
Toàn bộ kết cấu máy tourbillon được làm từ vật liệu titan – một lần nữa nói lên điểm mới trong công nghệ, nếu như không có công nghệ gia công đặc biệt thì khó có thể tìm được những chi tiết kiểu này dưới dạng sẵn có. Hơn nữa, toàn bộ các bộ phận, kể cả plate và cây cầu đều được cắt chính xác lấy ra từ một mảnh kim loại duy nhất để làm tăng độ ổn định của bộ máy.
Cuối cùng, bộ máy sử dụng bánh răng có tên là răng sói (wolf-teeth gear), vượt trội hơn so với bánh răng thông thường nhưng quá khó để chế tạo, với những công nghệ mới này thì khó cũng không phải là vấn đề!
Nếu có điều gì đó để nói, thì đồng hồ Hajime Asaoka của Nhật Bản là bằng chứng cho thấy người Nhật có thể áp dụng một ý tưởng từ nền văn hoá của một quốc gia khác rồi tự sáng tạo theo cách riêng của mình, khiến không ít người bị mê hoặc bởi các bộ máy cơ khí cấp cao của Nhật Bản. Khi các bạn nhìn vào sản phẩm này, các bạn không chỉ đơn giản nhìn thấy một sản phẩm của Thụy Sĩ, mà đó là một khái niệm thiết kế của Thụy Sĩ kết hợp với sự sản xuất đến từ Nhật Bản!
Tôi hoàn toàn yêu thích thiết kế mặt số của đồng hồ Hajime Asaoka, mặt của nó được phủ một lớp DLC (diamond like carbon coating – lớp phủ có tính chất độc đáo như kim cương như độ ma sát thấp, độ cứng và chống ăn mòn cao, ai dùng vertu sẽ biết rõ về nó), lớp phủ này đem lại cái nhìn công nghiệp và bóng bẩy. Các ký hiệu giờ và kim được lấy cảm hứng từ con mắt thẩm mỹ vô cùng hiện đại, thật khó cưỡng lại được! Đồng hồ có đường kính mặt 43mm, vỏ thép và có giá 8 triệu yên nhật hoặc khoảng 79.000 USD.