Nhà cấp 1,2,3,4 là cách phân loại nhà cửa theo mức độ hoàn thiện và chất lượng xây dựng. Hiện nay có 6 loại hình nhà ở chủ yếu là: biệt thự, nhà phố, chung cư, căn hộ dịch vụ, nhà ở xã hội và nhà tái định cư. Các loại hình này phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mỗi gia đình.
Thông tư liên bộ số 7-LB/TT Xây dựng – Tài chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/9/1991 hướng dẫn việc phân loại các hạng nhà, hạng đất và định giá tính thuế nhà đất. Theo đó, nhà được phân thành 6 loại bao gồm: biệt thự, nhà cấp 1, nhà cấp 2, nhà cấp 3, nhà cấp 4 và nhà tạm.
Biệt thự. Ảnh minh họa
Biệt thự
Thông tư số 38/2009/TT-BXD của Bộ Xây dựng định nghĩa biệt thự là nhà ở riêng biệt (hoặc có nguồn gốc là nhà ở đang được dùng vào mục đích khác) có sân vườn, hàng rào và lối ra vào riêng, có số tầng chính không quá 3 tầng (không kể tầng mái che cầu thang, tầng mái và tầng hầm), có ít nhất 3 mặt nhà trông ra sân hoặc vườn, có diện tích xây dựng không vượt quá 50% diện tích khuôn viên đất, được xác định là khu chức năng trong quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đọc thêm: Biệt thự là gì? Các loại hình biệt thự phổ biến hiện nay
Nhà cấp 1
Nhà cấp 1 là loại nhà được xây dựng kiên cố, sử dụng vật liệu chính là bê tông cốt thép. Ngôi nhà được thiết kế bao gồm các bức tường làm ngăn cách, mái nhà được lợp bằng ngói hoặc đúc bê tông thép. Trong nhà có đầy đủ tiện nghi cơ bản như nhà vệ sinh, phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ…đồng thời được tích hợp điện nước đầy đủ và không quy định về số tầng.
Nhà cấp 2
Nhà cấp 2 là dạng nhà xây dựng chủ yếu bằng bê tông và gạch. Phần trên của mái được lợp bằng tôn hoặc lợp ngói. Bên trong được thiết kế đầy đủ tiện nghi nhằm bảo đảm cho sự ổn định và thoải mái cho gia đình. Nhà cấp 2 cũng không giới hạn về số tầng và có thời gian sử là 70 năm.
Nhà cấp 3
Mẫu nhà cấp 3 1 tầng, có gác lửng.
Nhà cấp 3 là loại hình nhà ở được lựa chọn và xây dựng khá nhiều tại các vùng nông thôn với nguyên vật liệu xây dựng chính là gạch và bê tông cốt thép. Tường nhà được xây dựng kiến cố bằng lớp gạch. Phần mái nhà được lợp bằng ngói hoặc chất liệu Fibroociment. Quy định xây dựng nhà cấp 3 chỉ được tối thiểu là 2 tầng và niên hạn sử dụng là 40 năm.
Nhà cấp 4
Nhà cấp 4 là loại nhà được sử dụng phổ biến được xây dựng chủ yếu bằng gỗ và gạch. Phần mái nhà được lợp bằng ngói hoặc xi măng tổng hợp. Đây là loại nhà ở được xây dựng có chất lượng thấp với cách thức thực hiện trát, lát hoặc ốp. Niên hạn nhà chỉ được sử dụng trong thời hạn 30 năm.
Nhà tạm
Nhà tạm (hay nhà cấp 5) là công trình xây dựng có tính chất tạm thời, thường là những ngôi nhà có thời hạn hoặc đã hết niên hạn sử dụng. Nhà được xây dựng bằng những nguyên vật liệu đơn sơ như gỗ, tre được ngăn cách bởi các bức ngăn bằng đất. Mái nhà được lợp bằng lá hoặc rạ và các tiện nghi sinh hoạt thuộc dạng thấp, thậm chí không có.
Cách phân loại
Căn cứ vào Thông tư liên bộ số 7-LB/TT có thể phân loại biệt thự, nhà cấp 1,2,3,4 và nhà tạm như sau:
Tiêu chuẩn | Biệt thự | Nhà cấp 1 | Nhà cấp 2 | Nhà cấp 3 | Nhà cấp 4 | Nhà tạm |
Số tầng chính | Tối đa 3 tầng | Không giới hạn | Không giới hạn | Tối đa 2 tầng | Dưới 1 tầng | Dưới 1 tầng |
Vật liệu xây dựng | Bê tông cốt thép, gạch… | Bê tông cốt thép, gạch… | Bê tông cốt thép, gạch… | Bê tông cốt thép, gạch… | Gỗ, gạch… | Vật liệu thô sơ mang tính chất tạm thời |
Tiện ích sinh hoạt | Đầy đủ | Đầy đủ | Đầy đủ | Đầy đủ (Bình thường) | Đầy đủ nhưng chất lượng thấp | Không có hoặc thấp |
Niên hạn sử dụng | | Trên 80 năm | 70 năm | Trên 40 năm | Tối đa 30 năm | Không xác định |
Bảng phân loại nhà ở tại Việt Nam.
Cũng trong thông tư Liên bộ số 7 – LB/TT Xây Dựng – Tài Chính – UBVGNN và Tổng cục quản lý ruộng đất ngày 30/09/1991, mỗi cấp nhà lại được chia thành 2 hoặc 3 hạng dựa theo những căn cứ chủ yếu sau:
- Đạt 4 tiêu chuẩn đầu đối với biệt thự và 3 tiêu chuẩn đầu của của nhà cấp I,II,III,IV được xếp vào hạng 1.
- Nếu chỉ đạt ở mức 80% so với hạng 1 thì xếp vào hạng 2
- Nếu chỉ đạt từ dưới 70% so với hạng 1 thì xếp vào hạng 3
- Nhà tạm không phân hạng
Quy định về thủ tục cấp giấy phép xây dựng
Thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng bao gồm 03 thủ tục khác nhau: thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới, đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình và đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp di dời công trình.
Quy trình và các bước thực hiện thủ tục cấp giấy phép xây dựng như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng.
* Đối với thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyển sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 - 1/500 kèm theo sơ đổ vị trí công trình;
+ Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;
+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 - 1/200.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận;
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kê' phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
* Đối với thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng để sửa chữa, cải tạo công trình
- Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở theo mẫu;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở theo quy định của pháp luật hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp;
Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
* Đối với thủ tục đề nghị cấp giấy phép xây dựng để di dời công trình
- Đơn để nghị cấp giấy phép di dời công trình theo mẫu;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai nơi công trình sẽ di dời đến và giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu công trình theo quy định của pháp luật;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ tổng mặt bằng, nơi công trình sẽ được di dời tới tỷ lệ 1/50 - 1/500;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200, mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 tại địa điểm công trình sẽ di dời tới;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính báo cáo kết quả khảo sát đánh giá chất lượng hiện trạng của công trình do tổ chức, cá nhân có đủ điểu kiện năng lực thực hiện;
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính phương án di dời. Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định bên trên là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
Bước 2: Nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây đến UBND cấp quận, huyện
Bước 3: UBND cấp quận, huyện cấp giấy phép xây dựng theo đơn đề nghị cho người nộp đơn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp xem xét thêm thì phải có văn bản thông báo và thời hạn kéo dài thêm sẽ không quá 10 ngày kể từ ngày hết hạn nêu trên.